BÀI TRUYỀN THÔNG PHÒNG BỆNH CÚM MÙA CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON PHÌNH GIÀNG
- Thứ tư - 23/10/2024 16:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mùa đông, thời tiết lạnh, không khí hanh, khô, giá rét thất thường sẽ là thời điểm thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có bệnh "Cúm mùa" (cúm A, B, C). Triệu chứng của bệnh thường rất khó phân biệt với bệnh về đường hô hấp khác và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trẻ nhỏ. Bởi vậy để chủ động phòng bệnh cúm mùa và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, trường mầm non Phình Giàng tuyên truyền đến các bậc phụ huynh cách phòng tránh dịch bệnh cho trẻ như sau:
Mùa đông, thời tiết lạnh, không khí hanh, khô, giá rét thất thường sẽ là thời điểm thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có bệnh "Cúm mùa" (cúm A, B, C). Triệu chứng của bệnh thường rất khó phân biệt với bệnh về đường hô hấp khác và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trẻ nhỏ. Bởi vậy để chủ động phòng bệnh cúm mùa và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, trường mầm non Phình Giàng tuyên truyền đến các bậc phụ huynh cách phòng tránh dịch bệnh cho trẻ như sau:
* Nguyên nhân gây bệnh:
Cúm mùa là một loại bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có tính lây nhiễm cao nó tấn công chúng ta qua đường hô hấp. Những đối tượng gặp phải thường ở người già và trẻ nhỏ. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng phổ biến như là: hắt hơi, sổ mũi, rát họng, đau đầu, sốt, khó thở,… Virus này liên tục biến thể và phát triển mạnh vào mùa đông khi hệ hô hấp dễ tổn thương nhất. Chúng ta thường lầm tưởng bệnh cúm mùa với bệnh cảm thông thường, bởi các triệu chứng ban đầu rất giống nhau. Nếu như không được điều trị kịp thời những hệ luỵ bệnh cúm mùa gây ra rất nguy hiểm và dễ gây biến chứng. Bởi vậy, không thể chủ quan với bệnh cúm mùa đặc biệt với trẻ nhỏ. Bởi sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện và chưa biết cách tự bảo vệ sức khẻ cho bản thân.
*Các triệu chứng thường gặp khi bị cúm mùa
- Cơ thể trẻ có cảm giác ớn lạnh, gai người có triệu chứng muốn sốt.
- Trẻ thường bị hắt hơi - sổ mũi, chảy nước mũi liên tục sau đó là nghẹt mũi.
- Có biểu hiện ho và đau rát họng.
- Trẻ bị nhức đầu - mệt mỏi cơ thể cảm giác uể oải, nhọc, khó thở
- Với nhiều trẻ có thể xuất hiện tình trạng nôn mửa và tiêu chảy.
Các triệu chứng này diễn biến rất nhanh chóng và kéo dài từ 5 - 7 ngày. Nếu trẻ có đủ sức khoẻ, sức đề kháng tốt, lây nhiễm chủng nhẹ sẽ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đa số các trường hợp sẽ phải nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ. Do đó, khi gia đình có trẻ mắc phải, cha mẹ nên điều trị sớm và dứt điểm tránh tái nhiễm hay để bệnh trở nặng.
* Khi cơ thể bé không may bị nhiễm các mầm bệnh:
Khi bị lây nhiễm bệnh cúm ở thể nhẹ hay điều trị sớm một vài ngày, cơ thể trẻ sẽ dần bình phục. Với một số trường hợp cơ thể yếu, đề kháng kém, nhạy cảm với các mầm bệnh thì khi virus cúm xâm nhập, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ trong cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Nếu người lớn không có các biện pháp phòng, tránh tiếp xúc với mầm bệnh thì nguy cơ lây nhiễm ở trẻ là rất cao. Loại virus này rất dễ lây ở khoảng cách gần thông qua những giọt nhỏ li ti bắn ra trong quá trình nói chuyện, ho hay hắt hơi. Hoặc nếu trẻ đang khoẻ mạnh mà tiếp xúc với các đồ vật có mầm bệnh, sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng thì cũng sẽ bị lây bệnh.
Bệnh cúm mùa phát triển mạnh vào mùa đông đây cũng là thời điểm lý tưởng để các bệnh lý khác bộc phát. Khi bị cúm đề kháng cơ thể trẻ sẽ bị giảm đi tạo cơ hội cho một số bệnh đã ủ sẵn trong người phát ra bên ngoài như thuỷ đậu, sởi…
Vì vậy cha, mẹ bé hãy thật cẩn thận với sức khỏe của các con và những người trong gia đình bằng các biện pháp phòng tránh bệnh cúm mùa. Qua đó, các mầm bệnh này không có cơ hội phát triển và lây lan rộng rãi gây biến chứng và một số hệ lụy cho sức khỏe các con.
* Khuyến cáo các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ an toàn: Để có sức khoẻ và đề kháng tốt cho bé, cha mẹ cần phải tự ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc phòng tránh bệnh cúm mùa. Dưới đây là những biện pháp phòng tránh cúm mùa an toàn và hiệu quả:
- Thường xuyên nhắc bé đeo khẩu trang khi ra ngoài và giữ khoảng cách an toàn cho bé với người khác, đặc biệt với người đang bị nhiễm bệnh.
- Thường xuyên cho trẻ vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế).
- Chủ động giữ ấm cơ thể cho bé khi trời lạnh
- Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch...
- Cho trẻ ăn uống hợp lý và ngủ nghỉ đúng giờ với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Cho trẻ tắm bằng nước ấm (không nên tắm lâu), lau khô người mới mặc quần áo sạch, nhanh chóng mặc ấm sau tắm cho trẻ.
- Vệ sinh khu vực sinh hoạt, đồ chơi của trẻ thường xuyên để tránh vi rút gây tiêu chảy có thể bám trên bề mặt.
- Thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất hoặc các loại men vi sinh, kẽm để tăng đề kháng cho trẻ.
- Tiêm vacxin phòng bệnh cúm là giải pháp được Bộ Y tế khuyến cáo.