Như chúng ta đã biết trong đơn vị Trường Mầm Non Phình Giàng - Huyện Điện Biên Đông chủ yếu là các con em dân tộc thiểu số là dân tộc đồng bào Hmông, và dân tộc Khơ Mú đang sinh sống, tất cả các trẻ ra lớp đều giao tiếp bằng tiếng dân tộc và không biết nói bằng tiếng việt và chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ là tiếng của dân tộc Hmông và tiếng khơ mú khi trẻ đến lớp học dẫn đến cô giáo gặp rất nhiều khó khăn về việc giao tiếp
Như chúng ta đã biết trong đơn vị Trường Mầm Non Phình Giàng - Huyện Điện Biên Đông chủ yếu là các con em dân tộc thiểu số là dân tộc đồng bào Hmông, và dân tộc Khơ Mú đang sinh sống, tất cả các trẻ ra lớp đều giao tiếp bằng tiếng dân tộc và không biết nói bằng tiếng việt và chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ là tiếng của dân tộc Hmông và tiếng khơ mú khi trẻ đến lớp học dẫn đến cô giáo gặp rất nhiều khó khăn về việc giao tiếp chủ yếu cô giáo nói bằng tiếng phổ thông là chủ yếu, như vậy cô và trẻ sẽ dẫn đến việc bất đồng ngôn ngữ với nhau trong việc dạy học cho trẻ và trẻ không hiểu được cô giáo đang nói gì và hỏi mình cái gì đó dẫn đến việc nhận thức của trẻ bị hạn chế dẫn đến chất lượng giáo dục thấp và chương trình giáo dục cũng được dạy cho trẻ bằng tiếng việt đó là một khó khăn lớn cho cô và trẻ. Để đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục mầm non và những dào cản về ngôn ngữ sẽ khiến cho trẻ nhút nhát, rụt rè, không tự tin, tự ti, mặc cảm dẫn đến khả năng tiếp thu bài rất chậm để tham gia vào các hoạt động giáo dục. Trước tình hình đó ban giám hiệu và giáo viên đã tích cực triển khai thực hiện việc dạy tăng cường tiếng việt cho trẻ ở tất cả độ tuổi ở các lớp ngay từ đầu tiên khi trẻ ra lớp học, với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, cô giáo phải có nhưng phương pháp dạy học khác nhau để cho trẻ dễ dàng tiếp thu và làm quen và tiếp nhận tăng cường tiếng việt như tiếng mẹ đẻ của mình.
Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi việc tăng cường tiếng việt cho trẻ được nhà trường coi trọng là nhiệm vụ trọng tâm của năm học để cho trẻ có vốn ngôn ngữ cần thiết bước vào lớp 1. Với độ tuổi này các cô giáo bắt đầu cho các cháu làm quen với chữ cái, chữ số, chữ viết và thông qua những hình ảnh gần gũi sinh động của mỗi tuần trong chủ đề. Qua việc dạy tăng cường tiếng việt cô giáo lớp 4 tuổi Phì Sua đang tiến hành tiết dạy học tăng cường tiếng việt cho trẻ qua bức tranh có hình ảnh sinh động để gây sự tò mò và gây hứng thú cho trẻ và để cho trẻ khám phá từ trong bức tranh và cô giáo có thể phát âm trước và cho cả lớp đọc theo và cho từng tổ và cá nhân trẻ phát âm từ trong bức tranh mạch lạc và rõ ràng và gây cho trẻ hào hứng trong buổi học và rèn cho trẻ có tính tự tin vào bản thân mình về phát âm và nói bằng tiếng việt nhiều hơn trong việc giao tiếp với cô và bạn bè và cô sẽ dạy tăng cường tiếng việt cho trẻ mỗi 1 tiết trên một ngày, ngoài ra cô còn dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, dạy lồng ghép vào các hoạt động khác hoặc thông qua các trò chơi thì sẽ giúp trẻ nói tiếng việt dễ hơn và cô trò sẽ không bị bất đồng ngôn ngữ trong việc dạy và học của trẻ nữa.
Qua việc dạy học tiết tăng cường tiếng việt cho trẻ với cương bị là một người giáo viên tôi cảm thấy dạy tăng cường tiếng việt mang lại thành quả cao cho trẻ và trẻ có thể giao tiếp với cô bằng tiếng việt sói hơn và tiếp thu bài học nhanh hơn, dạt hiệu quả cao trong việc học và tạo sự tự tin cho trẻ khi giao tiếp khi đến trường học. Qua những kết quả đã đạt được trong việc dạy tăng cường tiếng việt cho các cháu trong Trường Mầm Non Phình Giàng trong năm học 2020-2021 chính là động lực để ban giám hiệu, cô và trò cùng nỗ lực và cố gắng đưa ra những phương hướng tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non để nhằm nâng cao chất lượng dậy và học. Việc dạy tăng cường tiếng việt cho trẻ em dân tộc thiểu số vùng cao rất hy vọng rằng luôn có sự quan tâm của các cấp chính quyền và trong năm học 2020-2021 với sự cố gắng nỗ lực của cô và trò sẽ gặt hái được kết quả cao trong việc thực hiện nhiệm chăm sóc giáo dục mầm non.