Như chúng ta đã biết dinh dưỡng là nhu cầu không thể thiếu đối với cơ thể con người đặc biệt đối với trẻ ở độ tuổi mầm non cơ thể đang phât triển khoẻ mạnh một chế độ dinh dưỡng tốt ngay từ thời thơ ấu sẽ là nền tảng cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần mà chỉ có khi trưởng thành mới có thể biết được. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn, việc vệ sinh trước, trong và sau khi ăn cũng góp phần rất quan trọng trong việc hình thành thói quen cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ
Đối với trẻ mầm non, việc tổ chức bữa ăn của trẻ rất quan trọng.Nhu cầu năng lượng cả ngày, số lượng bữa ăn của trẻ ở trường là 2 bữa, 1 bữa chính và 1 bữa phụ, năng lượng phân phối cho các bữa ăn bữa chính buổi trưa, bữa phụ buổi chiều, cơ cấu nhiều chất cung cấp năng lượng bao gồm chất bột đường, đạm, chất béo. không chỉ đơn giản là thời gian tổ chức hoạt động ăn với các bước thực hiện theo các tiêu chí an toàn, sạch sẽ, tạo bầu không khí giúp trẻ ăn hết suất. Bên cạnh đó trong mỗi hoạt động ăn tại trường mầm non còn là cơ hội để trẻ thể hiện và rèn luyện những kỹ năng sinh hoạt văn minh.
Hiểu được như vậy thì việc tổ chức cho trẻ ăn trưa và bữa phụ ăn chiều tại trường mầm non được coi là công việc hàng ngày và thường xuyên của các cô giáo. luôn được các cô thực hiện đúng theo các bước của giờ ăn
* Chuẩn bị trước giờ ăn
Trước khi đến giờ ăn của trẻ tôi tổ chức cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng lâu khô tay và ngồi vào bàn trò chuyện với trẻ về thức ăn của ngày tên của món ăn và trò chuyện với trẻ về lợi ích của việc vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, bản thân tôi cũng luôn thực hiện vệ sinh sạch sẽ khi tổ chức giờ ăn cho trẻ ở lớp như rửa tay bằng xà phòng cắt móng tay ngắn đầu tóc gọn gàng chăm sóc trẻ theo quy định của nhà trường, chuẩn bị bàn ăn cho trẻ khăn ẩm cho vào đĩa để trẻ lau tay khi tay bẩn, khi nhận cơm canh và thức ăn tôi luôn chú ý kiểm tra số lượng đủ theo số trẻ, kiểm tra xem có mùi vị lạ hay không sau đó để thức ăn lên bàn chuẩn bị chia phần ăn cho từng trẻ
Cô giới thiệu tên món ăn, giá trị dinh dưỡng (việc làm này cũng giúp trẻ nhận biết được các món ăn khác nhau)
* Trong bữa ăn
Trước khi ăn nhắc trẻ mời và cầm thìa bằng tay phải.
Trong khi trẻ ăn cô tạo không khí vui vẻ, tùy từng tình hình cụ thể để áp dụng các phương pháp khác nhau như tạo một cuộc thi đua, gửi lời khen tới những bạn ăn hết suất.... để tạo bầu không khí vui vẻ trong bữa ăn, giúp trẻ có hứng thú hơn và đặc biệt là ăn hết suất của mình.
Luôn nhắc trẻ giữ trật tự trong khi ăn, không đùa nghịch, nói chuyện to, không làm rơi vãi, biết nhặt cơm rơi vào đĩa (đây cũng là hành vi văn minh trong ăn uống mà trẻ cần phải rèn luyện hàng ngày)
Đối với trẻ mới ốm dậy, trẻ biếng ăn hoặc ăn chậm chạp... cô cần động viên trẻ nhẹ nhàng để cháu cố gắng ăn hết suất.
Tác giả bài viết: mnphinhgiang
Ý kiến bạn đọc