Khi tổ chức cho trẻ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, cô giáo thường kết hợp với yếu tố chơi, gắn mục đích tạo hình với mục đích chơi. Chính những yếu tố chơi này sẽ cuốn hút trẻ vào cuộc chơi thú vị mà những nhiệm vụ học tập vẫn được trẻ giải quyết.
Khi tổ chức cho trẻ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, cô giáo thường kết hợp với yếu tố chơi, gắn mục đích tạo hình với mục đích chơi. Chính những yếu tố chơi này sẽ cuốn hút trẻ vào cuộc chơi thú vị mà những nhiệm vụ học tập vẫn được trẻ giải quyết. Khi đến giờ hoạt động tạo hình tiết dán cô chuẩn bị: giấy màu, giấy vẽ, keo dán cho trẻ và ba tranh mẫu của cô với chủ đề về bức tranh trẻ dán. Để dạy được tiết này cô giáo tạo hứng thú cho trẻ vừa nghe vừa hát bài hát vừa quan sát tranh mẫu. Sau đó đàm thoại với trẻ, nhận xét về màu sắc, hình dáng của bức tranh trẻ dán và cho trẻ kể tên một số loài vật, hay đồ vật mà trẻ biết, hay nói chung là ý tưởng của trẻ.
Khi trẻ thực hiện, gợi ý để trẻ sáng tạo thêm cho bức tranh thêm sinh động. Để tăng thêm hứng thú cho trẻ, cô giáo cho trẻ thi đua nhau, gợi mở, khích lệ để trẻ tích cực hoạt động hơn. Đồng thời khi đánh giá tranh xếp, dán của trẻ cần dựa trên yêu cầu của tiết học và khả năng xếp, dán của từng trẻ. Khi nhận xét tranh không nên trách phạt hoặc phê bình gây gắt với những trẻ chưa thực hiện đúng yêu cầu của bài mà cần động viên, khích lệ trẻ là chủ yếu. Khi dạy trẻ nhận xét tranh của bạn hoặc giới thiệu tranh của mình, bản thân tôi đã cung cấp kiến thức, gợi ý hướng dẫn trẻ nhận xét về nội dung, màu sắc, bố cục bức tranh. Nếu chưa cân đối thì gợi ý cho trẻ vẽ thêm một vài chi tiết để lần sau trẻ vẽ được đẹp hơn. Nhiều lần như vậy, trẻ sẽ biết nhận xét tranh của mình. Từ chỗ biết nhận xét tranh của mình, trẻ sẽ biết nhận xét tranh của bạn. Sau khi thực hiện xong, cho trẻ tự đặt tên tranh của mình.
Trẻ rất yêu thích các hoạt động xếp hình trong tiết tạo hình, qua tiết xếp hình dạy cho trẻ các kỹ năng đó xếp cầm kỹ năng cầm, tạo cho trẻ ý tưởng của sản phẩm trẻ định làm từ đó trẻ xác định được và hình dung được công việc của mình cần thực hiện qua đó rèn cho trẻ khả năng sáng tạo, phát triển tư duy và sự lô dích cho trẻ. Ngoài ra phát triển kỹ năng nhanh nhẹn và rèn sự khéo léo cho trẻ như: xếp hình từ các hình có sẵn thành một hình ảnh để tạo thành bức tranh đơn giản hay xếp hình theo ý tưởng của trẻ như xếp các bông hoa, con thuyền, ông mặt trời, hình người bằng que, hột, hạt...
Ở giờ đón trẻ, trả trẻ, cô rèn luyện cho trẻ kỹ năng xếp, dán bằng các hình thức khác nhau như: xếp dán theo đường thẳng, xếp dán theo hình tròn, xếp dán theo hình vẽ các hình ảnh, xếp dán tự do, giúp trẻ tích luỹ giàu vốn hiểu biết, vốn biểu tượng phong phú và xúc cảm về sự vật, hiện tượng xung quanh.
Đối với những trẻ khá, cô giáo đã gợi ý, khuyến khích để trẻ phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo nhằm tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. Ngoài hoạt động chủ đích, cô giáo còn tận dụng giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,…tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng cho trẻ, đồng thời tuyên truyền với phụ huynh rèn thêm cho trẻ ở nhà.
Qua tiết tạo hình dạy trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra, biết giữ gìn vệ sinh bàn ghế không bôi keo, bôi màu ra bàn ghế của mình.