Xây dựng môi trường lớp học đẹp có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ. Là môi trường để trẻ vui chơi và học tập theo hướng mở. Tạo cho trẻ hứng thú thích được đến trường, để trẻ được tiếp xúc với cái đẹp, từ đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng phong phú.
Xây dựng môi trường lớp học đẹp có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ. Là môi trường để trẻ vui chơi và học tập theo hướng mở. Tạo cho trẻ hứng thú thích được đến trường, để trẻ được tiếp xúc với cái đẹp, từ đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng phong phú. Việc xây dựng môi trường học tập trong lớp cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách tích cực. Trẻ có kỹ năng sử dụng môi trường học tập trong lớp. Kiến thức, kỹ năng được hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của bản thân. Rèn khả năng tự học để có những kiến thức kỹ năng cơ bản góp phần phát triển toàn diện cho trẻ nói chung và các lĩnh vực: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội nói riêng.
Trong môi trường giáo dục trẻ tái tạo lại hành động với đồ vật, sau đó trẻ tái tạo lại mối quan hệ giữa con người với con người, qua đó giúp trẻ phát triển khả năng tư duy. Để trẻ tham gia học tích cực tôi đã thực hiện các biện pháp. Xây dựng kế hoạch thực hiện tạo môi trường trong lớp học phong phú.Xây dựng góc hoạt động phù hợp với từng chủ đề làm đồ dùng đồ chơi ở các góc cho trẻ.
Xây dựng các góc hoạt động trong lớp hợp lý góc phân vai với góc xây dựng cạnh nhau để dễ dàng giao lưu, góc thư viện đặt xa góc xây dựng, góc thiên nhiên đặt ngoài.Trang trí các hình ảnh xung quanh lớp, sắp xếp đồ chơi, đồ dùng ở các gócsắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lí sẽ phát triển thẩm mỹ, rèn cho trẻ tínhngăn nắp,làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, tận dụng nguyên vật liệu sẵn có thu hút trẻ,mang lại cho trẻ cảm giác thân thuộc, gần gũi giúp trẻ mạnh dạn thể hiện những hiểu biết của bản thân một cách chủ động hơn.Tạo mối quan hệ hợp tác, tích cực, thân thiện trong lớp: Khi trẻ được tham gia hoạt động nhóm trẻ rất hứng thú trao đổi tích cực với các bạn để đưa ra ý kiến của mình. Bên cạnh đó tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu, sản phẩm địa phương phù hợp với chủ đề.
Qua việc thực hiện các biện pháp trên trẻ hứng thú, tích cực vào hoạt động cô đã tạo ra ở trong lớp, có kỹ năng tham gia vào các hoạt động, nắm chắc kiến thức đã học, chủ động học tập hơn. Kết quả đạt được sau khi triển khai sáng kiến đối với trẻ có hướng tích cực.