Ở trường mầm non, công tác chăm sóc- giáo dục trẻ là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy việc tổ chức giờ chơi cho trẻ là hết sức cần thiết. Đặc biệt là chơi ở khu sáng tạo, ở khu sáng tạo trẻ tha hồ thả mình vào để sáng tạo ra những gì trẻ thích, trẻ nhìn thấy, trẻ muốn làm theo.
Ở trường mầm non, công tác chăm sóc- giáo dục trẻ là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy việc tổ chức giờ chơi cho trẻ là hết sức cần thiết. Đặc biệt là chơi ở khu sáng tạo, ở khu sáng tạo trẻ tha hồ thả mình vào để sáng tạo ra những gì trẻ thích, trẻ nhìn thấy, trẻ muốn làm theo.
Môi trường cho trẻ hoạt động là khu sáng tạo, nằm ở khu vực riêng ngoài trời, nơi trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để xem xét, tìm hiểu, khám phá cái mới, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng. Để các khu hoạt động thực sự có hiệu quả, giúp trẻ tự khám phá và phát triển, giáo viên cần gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi theo khả năng của từng cháu. Cô giáo cần xây dựng vị trí khu chơi hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động.
Chuẩn bị: Đồ dùng đồ chơi là phương tiện là người bạn đồng hành không thể thiếu được trong các trò chơi của trẻ. Đồ chơi giúp trẻ tái tạo ra hoàn cảnh chơi, giúp trẻ thực hiện dự định chơi của mình. Đồ chơi tạo điều kiện cho trẻ nhập vai và hành động giống như thực, đáp ứng nhu cầu bắt chước. Được hành động như người lớn và làm quen với đồ vật thế giới xung quanh. Đồ chơi đã giúp trẻ liên kết với nhau để cùng chơi, giải thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển, duy trì và phát triển hứng thú với trò chơi, nó là yếu tố quyết định kết quả của trò chơi. Để cho trẻ chơi tốt hoạt động này Tôi đã tìm kiếm một số nguyên vật liệu có sắn, rẻ tiền, dễ kiếm ở địa phương như: Đá, giấy a4, chai nhựa, vỏ sữ chua, hột hạt, rơm, hột hạt, lá cây…Tất cả những nguyên vật liệu trên mang về, tôi cọ rửa bằng xà bông dưới vòi nước sạch. Những nguyên vật liệu này tôi thấy đảm bảo an toàn, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên, tôi đã làm được nhiều đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động.
Các nhóm chơi nên có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ. Tạo ranh giới giữa các nhóm hoạt động giúp trẻ nhận dạng được phạm vi từ đâu đến đâu. Ranh giới giữa các nhóm không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát của giáo viên. Giáo viên có thể thay đổi vị trí hoặc bố trí, sắp xếp lại một số góc sau mỗi chủ điểm để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ.
Đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng nhóm cô giáo trưng bày cho trẻ dễ dàng thấy và dễ lấy, dễ lựa chọn. Những thiết bị, đồ chơi nặng cô giáo đặt trên sàn , những đồ chơi gồm nhiều bộ phận để theo bộ với nhau. Như thế trẻ sẽ dễ dàng tạo được những sản phẩm trẻ thích.
Còn đối với trẻ cần phải có sự tập trung chú ý cao độ để lắng nghe cô giáo truyền thụ một cách trọn vẹn và trẻ phải hiểu được yêu cầu của buổi chơi này là gì? Trẻ phải làm gì?Trẻ được chơi những gì? Và trẻ chơi như thế nào? Điều đó giúp trẻ nhanh chóng nhập vai chơi và hòa vào cuộc chơi một cách tự tin hơn.
Trong quá trình chơi cô đi bao quát hướng dẫn trẻ chơi, nhập vai chơi cùng trẻ, động viên, khuyến khích trẻ còn yếu làm, sáng tạo.
Chơi xong cô tập trung trẻ lại nhận xét tuyên dương trẻ và động viên trẻ còn yếu lần sau làm tốt hơn. Trẻ cùng cô thu dọn đồ chơi và rửa tay sạch sẽ.